Một bản tin của thời báo The Epoch Times (TET) cảnh báo rằng cư dân mạng Trung Quốc lo lắng quy định mới có thể vô tình khiến virus lây lan nhanh hơn nữa. Theo đó, một viên chỉ huy của phó thủ tướng Tôn Xuân Lan mô tả cuộc khám xét y tế bắt buộc từng nhà người dân trong khu vực. Theo TET:
Ngày 6/2, trong cuộc họp về phản ứng dịch bệnh, bà Tôn yêu cầu chính quyền Vũ Hán “dùng toàn bộ nguồn lực của thành phố đến từng gia đình, đo nhiệt độ cơ thể của họ để tìm ra người thuộc 4 dạng sau: người được chẩn đoán nhiễm virus corona; người nghi ngờ có bệnh; người bị sốt nhưng chưa được chẩn đoán nhiễm virus; và những người có liên hệ thân thiết với người nhiễm bệnh và nghi ngờ nhiễm bệnh.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, bà Tôn chỉ thị “không được bỏ sót bất kỳ gia đình nào, hoặc bất kỳ người nào.” Bà Tôn dùng từ “ thời chiến” để mô tả tình hình hiện tại của Vũ Hán, nói thêm rằng cả 4 dạng người này phải được đưa đến các trung tâm kiểm dịch hoặc bệnh viện thành phố. Bà đe dọa các quan chức Vũ Hán sẽ bị trừng phạt nếu như bỏ sót bất kỳ cư dân nào.
Điều này có nghĩa là chỉ cần có “liên hệ thân thiết” với “người bị nghi có bệnh,” cũng có thể khiến người dân bị quản thúc y tế, bị buộc đưa ra khỏi nhà, vào trại cách ly dưới sự giám sát của quân đội. Ở nơi đó, rất có khả năng bạn sẽ bị lây bệnh từ các bệnh nhân khác, tất nhiên, chính quyền Trung Quốc cũng có hậu kế hoạch cho việc đó: Xe hỏa táng hoạt động 24h vận chuyển thi thể trực tiếp từ “bệnh viện” đến lò hỏa táng để nhanh chóng xử lý các thi thể.
“Hãy thiết lập một hệ thống làm việc với công suất 24 giờ. Trong điều kiện thời chiến này, không được để ai bỏ trốn, nếu không chúng sẽ bị đóng đinh lên chiếc cột nhục nhã mãi mãi của lịch sử”, bà tôn cảnh báo. Tờ New York Times còn nhận định, chỉ thị của bà Tôn Xuân Lan, nghe rất giống giọng điệu Hitler, Stalin hay Mao Trạch Đông
Một số người ở Vũ Hán lo sợ họ đang trở thành vật hy sinh vì lợi ích quốc gia. Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong 8 người đầu tiên cảnh báo 2019-nCov nhưng bị cảnh sát khiển trách, đã làm tăng sự tức giận trên khắp Trung Quốc. Các hashtag “chúng tôi muốn tự do ngôn luận” cùng những bài đăng tưởng nhớ bác sĩ Lý xuất hiện trên khắp mạng xã hội Trung Quốc nhưng bị xóa sau đó, theo The Guardian.
No comments:
Post a Comment