MỘT BÀI VIẾT ĐÁNG ĐỂ CHÚNG TA SUY NGHĨ.
Hôm nay thế giới có khoảng 600 000 người chết vì virus Corona. Thật là một con số đáng sợ. Tuy nhiên cái chết có thực sự đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ? Hãy thử cùng luận giải qua một số lý thuyết khoa học.
Khoa học thực chứng có xu hướng xem sự sống, tư duy, cảm xúc... của con người là tổng hòa của hàng loạt phản ứng giữa các chất trong cơ thể. Con người mà ngừng trao đổi chất thì được xem là thực sự chết rồi. Người ta đều biết cơ thể con người là được cấu tạo từ nhiều tế bào, tế bào lại do nhiều phân tử cấu thành, phân tử lại do nguyên tử cấu thành... Có điều thú vị là khi con người chết đi, chỉ có thân thế do các tế bào là bị giải thể, phân rã. Các nguyên tử trong thân thể là không thể bị phân rã. Nếu số lượng nguyên tử trong cơ thể người phân rã, thì đã xảy ra vụ nổ hạt nhân cỡ lớn. Ngọn lửa của lò thiêu không thể phân rã tầng nguyên tử của thân thể con người. Ngay cả phân tử cũng không thể phân rã được. Vậy là khi người ta chết đi, toàn bộ thân thể được cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn tế bào đều được giữ nguyên kết cấu hình dạng ban đầu.
Câu hỏi đặt ra là cái thân thể giữ nguyên sau khi chết ấy có còn sự sống hay không. Nếu dạo một vòng Youtube, bạn sẽ không khó tìm được các clip từ máy quay an ninh của bệnh viên ghi lại cảnh tượng loại thân thể này thoát ra khỏi lớp vỏ tế bào của cơ thể. Thân thể của người chết đang nằm trên giường ở kia, bỗng một bóng người với vóc dáng, trang phục, độ tuổi... tương tự liền ngồi dậy nhìn quanh một hồi lâu rồi biến mất đi. Hình ảnh nhòe nhòe như một quầng sáng, nhưng vẫn đủ để ta nhận ra đó chính người vừa mới chết. Vậy nghĩa là thân thể ấy vẫn còn sự sống. Các tôn giáo Tây phương gọi đó là linh hồn. Phương Đông thường gọi họ là âm hồn, hay quỷ hồn. Từ khoa học mà nhìn thì họ chính là con người nhưng bị mất một lớp vỏ ngoài cơ thể cấu tạo bằng tế bào. Họ vẫn tiếp tục sự sống, nhưng ở trong thế giới cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn tế bào, giống như cấu tạo thân thể họ.
Vậy tại sao chúng ta đi lại hằng ngày mà không va phải vào những linh hồn này. Từ tầng phân tử mà nhìn thì thân thể con người tựa như một màn sương mỏng vậy. Nếu phóng đại kích thước phân tử bằng với một quả bóng,thì khoảng cách giữa hai phân tử sẽ to như một sân vận động. Từ vật lý học có thể nói vui rằng chưa có người nào trên thế giới thực sự “chạm” vào nhau cả. Thứ ngăn không cho cơ thể hai người đi xuyên qua nhau chính là lực cản xung quanh các phân tử. Khoa học ngày nay cho rằng đó là lực điện từ. Vì các linh hồn có thân thể cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn so với cơ thể người sống, nên năng lượng của họ cũng cao hơn. Nếu năng lượng thân thể của họ vượt qua lực cản giữa các phân tử trong cơ thể người sống, thì việc họ đi xuyên qua cơ thể chúng ta cũng giống như chúng ta đi xuyên qua một màn sương vậy. Gần như không có ảnh hưởng gì. Tất nhiên người ta ghi nhận được rất nhiều đoạn clip quay cảnh các linh hồn phá phách làm rơi đồ vật hoặc tấn công con người. Nghĩa là họ có thể tác động đến thế giới vật chất của chúng ta, còn chúng ta – những người sống- không thể nhìn thấy và cũng không tác động được chút gì đến thế giới của họ. Có chăng thỉnh thoảng các nhà khoa học “săn ma” đo được mức phóng xạ cao ở những địa điểm ma ám hay hiện tượng siêu nhiên. Chỉ thế thôi.
Nếu sự tồn tại của con người sau khi chết là sự thật, thì những bạn hay sợ ma cũng đừng lo lắng quá. Vì mình đoán với lịch sử văn minh lâu dài của con người như vậy, số lượng người chết đi cũng nhiều vô kể. Họ ở đó chắc chắn cũng có cộng đồng, có nền văn minh, có luật lệ sinh tồn và người giám sát luật lệ. Nếu không với ân ân oán oán giữa người sống và người chết, nếu người ta chết rồi muốn làm gì tùy ý, thì cuộc sống con người đã sớm rơi vào hỗn loạn. Tuy nhiên nợ thì vẫn cần trả. Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo hay tín ngưỡng nào, là người theo thuyết Hữu thần hay Vô thần… thì khi chết đi bạn đều không tránh khỏi việc bị xét xử ở thế giới bên kia. Không ai tránh khỏi cả. Vì đó là cách tạo hóa duy trì sự công bằng tuyệt đối. Ví như một tên sát nhân cướp đi mười mạng sống rồi tự sát. Nói nôm na thì hắn còn nợ cuộc đời này chín mạng sống. Nhưng vì hắn chết rồi nên cũng không thể đòi được. Người ta cảm thấy cuộc sống thật bất công. Tuy nhiên vũ trụ là tuyệt đối công bằng. Tại không gian cấu tạo bằng những hạt nhỏ hơn tế bào, hắn ta vẫn có thể bị xét xử và chịu hình phạt tại nhà giam của thế giới đó. Nhà giam ấy con người vẫn gọi là “Địa ngục”.
Địa ngục này có gì đáng sợ? Mình từng xem một phim truyền hình Mỹ tên là “The Twilight Zone” trong đó có tập phim một tên sát nhân phạm tội quá dơ bẩn khiến người ta cảm thấy tử hình là quá nhẹ cho anh này. Các nhà khoa học bèn cho tên sát nhân hôn mê vào một trường không gian ảo, nơi anh ta sống đúng thời điểm bị người khác giết chết. Hễ tỉnh dậy thì lại hôn mê và bị giết. Cứ bị giết đau đớn liên tục như vậy đến cuối đời. Mình cho rằng tập phim rất có thể đã lấy cảm hứng từ Địa ngục. Nếu như loại nhà giam của thế giới người chết có khả năng tái tạo thật nhanh cơ thể con người, đó quả là một điều đáng sợ. Người ta có thể bị tử hình vô hạn lần. Điều thú vị là những trải nghiệm ở Địa ngục được mô tả từ các nền văn minh, các quốc gia, các tôn giáo khác nhau lại có rất nhiều điểm tương đồng. Thực sự trong lịch sử đã có rất nhiều người được trải nghiệm sự sống ở Địa ngục và kể lại cho con cháu. Nhưng ngày nay vì nhiều lý do, các câu chuyện lịch sử ấy thường bị xếp vào chuyện thần thoại, là sản phẩm do trí tưởng tượng tinh thần. Tuy nhiên, một chuyện thần thoại tương tự như vậy đã xảy ra vào giữa thời đại ngày nay.
9 giờ sáng ngày 12 tháng 6 năm 2007, Tô Sảnh, nữ nhân viên tòa án thị trấn Thạch Hà Tử ở Nông Bát Sư thuộc Tân Cương, được bác sỹ chuẩn đoán là chết vì ung thư máu. Chuyện không có gì đáng nói nếu như vào 2 giờ đêm ngày 13 tháng 6, Tô Sảnh bỗng nhiên sống lại từ nhà xác. Việc đầu tiên bà làm khi sống lại là gọi bạn bè đồng nghiệp làm trong tòa án, bảo họ thoái Đảng, và đừng tiếp nhận những vụ án bức hại Pháp Luân Công nữa. Bà mô tả cụ thể về Địa ngục và việc các quan lại tại Âm Phủ ghi chép chính xác từng việc xấu của con người. Đến khoảng 5 giờ sáng ngày 14 tháng 6, Tô Sảnh chợp mắt và không tỉnh lại nữa. Bà chết thật sự. Nhiều người nói dịch bệnh, lũ lụt, mưa đá… mà Trung Quốc đang hứng chịu ngày nay chính là hình phạt từ những cuộc bức hại đức tin đẫm máu mà chính quyền Trung Quốc đã gây ra. Một bác viện trưởng nọ rất tin vào báo ứng, từng hỏi mình rằng “Vì sao không báo ứng lên các quan chức, mà lại báo ứng lên người dân vô tội”. Thật ra người dân Trung Quốc không hoàn toàn vô tội.
Nếu một người nhìn thấy người chết đuối mà không cứu, cũng không hô hào người khác đến cứu, cũng có thể bị phạt tù mà. Đó là luật của con người. Luật trời lại càng nghiêm minh hơn. Người dân Trung Quốc trải qua các cuộc vận động khủng bố đã hình thành nên một thói quen im lặng trước cái ác, cốt sao cho công việc mình ổn định, gia đình mình êm ấm là được rồi. Khi các học viên Pháp Luân Công đi giảng rõ nỗi oan thì họ từ chối lắng nghe, hoặc báo cảnh sát để được lãnh thưởng. Đó khác chi không cứu người chết đuối lại bịt miệng không cho người ta kêu cứu. Ấy cũng là có tội. Chẳng qua tội lỗi là có nặng nhẹ khác nhau. Báo ứng với một số người trước, để những người còn sống có cơ hội sửa sai. Vậy nên nếu bạn sống sót qua nhiều thiên tai, không hẳn là Thần chết đã bỏ qua bạn. Rất có thể là bạn còn có cơ hội để sửa chữa. Một khi những kẻ ác đứng đầu bị báo ứng, nghĩa là cũng không còn cơ hội ấy nữa rồi.
Vậy thì cái chết có đáng sợ không? Sẽ đáng sợ và đáng tiếc nếu bạn để sự thiện lương của mình lặng im.
No comments:
Post a Comment